Má phanh

Mã phụ tùng: VMWG9761340112

(5/5)

GIÁ LIÊN HỆ

Liên hệ ngay để được tư vấn và nhận báo giá chi tiết.

Đơn vị tính: Chiếc
U-TRUCK Chuyên cung cấp Phụ Tùng chính hãng nhập khẩu từ nhà máy.
CAM KẾT:
- Phụ tùng chính hãng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có đầy đủ giấy tờ nhập khẩu hợp pháp.
- Phụ tùng đã qua kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt.
- Được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Chia sẻ:

Má phanh hay bố thắng là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tốc độ và đảm bảo an toàn trên xe tải. Khi má phanh có những dấu hiệu hỏng hóc hoặc bị mài món, cần kịp thời thay thế để loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn.

Những hư hỏng má phanh thường gặp

Phanh phát ra tiếng kêu bất thường khi phanh

Trong quá trình sử dụng phanh, nếu bạn nghe thấy các tiếng kêu ken két,... thì điều này chứng tỏ má phanh của bạn đã bị ăn mòn và cân phải được thay thế. Nguyên nhân có thể do má phanh bị mòn trơ đinh tán hoặc đỉnh tân má phanh bị lỏng.

Phanh không ăn

Việc phanh xe không ăn có thể má phanh đã gặp vấn đề như: quá cứng hoặc quá mềm, má phanh bị mòn, hoặc có thể phanh bị kẹt,... Nếu thấy hiện tượng phanh không ăn thì bạn cần nhanh chóng đến các gara sửa chữa, bảo dưỡng ô tô để khắc phục kịp thời, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

Xe bị rung lắc hoặc bị lạng sang 2 bên khi phanh

Trong khi phanh, nếu bạn thấy có sự khác lạ về hướng chuyển động của xe, như là có một lực khiến xe lạng trái, lạng phải, hoặc liên tục bị giật thì nguyên nhân có thể là do má phanh đã bị mòn, lực phanh không ôn định giữa các bánh, hệ thống không còn ổn định.

Quy trình tháo lắp thay thế má phanh

Bước 1: Kiểm tra

  • Quan sát ngoại quan may ơ
  • Kiểm tra má phanh, bầu phanh, cóc chỉnh phanh.

Bước 2: Tháo má phanh

  • Kích bánh cần làm lên tháo lốp
  • Chỉnh phanh, vam tháo tăng bua
  • Tháo quả đào phanh, tháo má phanh ra
  • Đục má phanh cũ ra khỏi guốc phanh

Chú ý:

  • Tránh để mạt má phanh đính vào người gây mẫn ngứa
  • Nên thay thể toàn bộ má phanh xe cùng 1 lần đảm bảo các bánh phanh ăn khớp đều nhau
  • Kiểm tra phớt may ơ, độ dơ may ơ

Bước 3: Vệ sinh, kiểm tu

  • Kiểm tra guốc phanh, trục quả đào, lò xo hồi phanh
  • Vệ sinh sạch sẽ các chỉ tiết, lên list thay thể, gia công

Chú ý:

  • Nếu có chi tiết nào không đảm bảo kĩ thuật cần thay thế mới
  • Nếu tăng bua mòn, gờ cần mang đi láng lại hoặc thay mới
  • Guốc phanh cong vênh cũng nên được thay mới

Bước 4: Lắp rắp

  • Tán má phanh mới vào guốc phanh
  • Lắp guốc phanh vào vị trí. Lắp lò xo, quả đào phanh
  • Lắp tăng bua vào vị trí, dùng ốc hãm cổ định tăng bua
  • Vào lốp, bắn tích kê, nổ máy, nhả lốc kê chỉnh lại phanh

Để tăng chỉnh phanh, nổ máy đủ hơi nhả phanh tay lốc kê sau đó dùng cờ lê 14 hoặc 19 vặn bu lông chính phanh căng hết cỡ sau đó nới ra 2 tạch với hệ thống phanh sau, 3 tạch với hệ thống phanh trước. Nếu điều chỉnh phanh đầu và phanh sau đều như nhau khi đạp phanh sẽ có hiện tượng nhao đầu xe.

Lưu ý khi chỉnh phanh cẩn nhìn ty của bầu phanh, nếu ty bầu phanh chạy vào bên trong bầu phanh là đúng, còn ty bầu phanh mà đẩy dài ra ngoài là đang chỉnh ngược phanh (nới phanh ra hết cỡ). Với cầu dầu, vặn bu lông chỉnh phanh theo chiều kim đồng hồ là tăng phanh, theo chiều ngược kim đồng hồ là giảm còn cầu láp thì chỉnh ngược lại.

(5/5)

Đánh giá bài viết!

PHỤ TÙNG TƯƠNG TỰ

FacebookZaloYoutubeTiktok