Bạn đã từng bối rối trước biển báo cấm và tự hỏi cấm máy kéo có cấm xe tải không? Việc hiểu rõ ý nghĩa của các biển báo giao thông không chỉ giúp bạn tuân thủ luật mà còn tránh những rủi ro không đáng có. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này!
Biển báo cấm là nhóm biển báo giao thông nhằm thông báo các hành vi bị cấm trong phạm vi đường hoặc khu vực được chỉ định. Những biển báo này đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo an toàn giao thông, hạn chế vi phạm luật, và duy trì trật tự trên đường bộ.
Đặc điểm các loại biển báo cấm
Biển báo cấm máy kéo được thiết kế để hạn chế các loại xe máy kéo lưu thông tại một số tuyến đường nhằm tránh gây cản trở giao thông. Biển báo cấm máy kéo có hình tròn, tương tự các biển báo cấm khác. Về màu sắc, biển báo được thiết kế với nền trắng, viền đỏ, hình ảnh máy kéo màu đen với gạch chéo màu đỏ.
Hình ảnh biển báo cấm máy kéo
Theo quy định tại Điều 26 QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo cấm máy kéo P.109 chỉ áp dụng cho các loại phương tiện máy kéo, bao gồm máy kéo bánh hơi và bánh xích. Như vậy, biển báo cấm máy kéo KHÔNG có tác dụng cấm xe tải.
Biển báo cấm xe tải có biểu tượng hình chiếc xe tải màu đen trên nền trắng và viền đỏ áp dụng cho các loại xe tải. Theo quy định tại QCVN 41:2019/BGTVT, có 3 loại biển báo cấm xe tải bao gồm:
Như vậy, biển báo cấm xe tải được áp dụng cho cả máy kéo, cầm xe tải sẽ cấm máy kéo.
Các loại bBiển báo cấm xe tải
Vi phạm biển báo cấm là hành vi điều khiển phương tiện đi vào khu vực có biển báo cấm mà không tuân thủ. Mức phạt cụ thể được quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Theo đó, xe tải, máy kéo đi vào đường cấm sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng.
Hiểu rõ biển báo cấm giúp bạn di chuyển an toàn, tránh bị phạt và đảm bảo lưu thông thuận tiện. Với câu hỏi "Cấm máy kéo có cấm xe tải không?" giờ đây bạn đã có câu trả lời chính xác. Hãy tuân thủ luật giao thông để bảo vệ chính mình và cộng đồng nhé!
TIN LIÊN QUAN