Dẫn động cầu trước và cầu sau là hai hệ thống truyền động phổ biến, mang đến những ưu và nhược điểm khác nhau trong quá trình vận hành xe. Việc lựa chọn giữa hai loại dẫn động này phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng, điều kiện lái xe và mục đích của người dùng. So sánh chi tiết giữa dẫn động cầu trước và cầu sau sẽ giúp người dùng hiểu rõ hơn và đưa ra lựa chọn hợp lý khi mua xe. Hãy cùng U-TRUCK tìm hiểu xem dẫn động cầu trước và cầu sau là gì, đặc điểm ra sao nhé!
Dẫn động cầu trước FWD (Front-Wheel Drive) là dạng bố trí động cơ và hộp số được đặt ở phía trước xe. Thiết kế này cho phép toàn bộ sức mạnh và khả năng vận hành của xe được truyền trực tiếp đến bánh xe trước. Từ đó tạo ra lực kéo cho xe và hỗ trợ chuyển động của hai bánh sau.
Hệ thống dẫn động cầu trước (FWD)
Dẫn động FWD giúp cải thiện khả năng kiểm soát và ổn định khi di chuyển trên các bề mặt trơn trượt, đồng thời giúp tối ưu hóa không gian bên trong xe và tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên, xe dẫn động cầu trước cũng có một số hạn chế như khả năng kéo tải nặng kém hơn so với các hệ thống dẫn động cầu sau nên thường được sử dụng chủ yếu trên các loại xe ô tô con, xe tải nhẹ.
Dẫn động cầu sau RWD (Rear-Wheel Drive) là hệ thống truyền động mà lực từ động cơ được truyền đến bánh xe phía sau, giúp xe di chuyển. Trong hệ thống này, bánh trước có nhiệm vụ chủ yếu là dẫn hướng, còn bánh sau tạo lực đẩy để xe tiến về phía trước. Điều này mang lại những ưu điểm riêng, đặc biệt trong các dòng xe yêu cầu khả năng xử lý cao và phân phối trọng lực tốt. Hệ dẫn động cầu sau thường có độ bám đường tốt hơn khi di chuyển trên bề mặt khô, đồng thời cho phép xe dễ dàng tăng tốc mạnh mẽ.
Hệ dẫn động cầu sau thường được sử dụng trong các dòng xe thể thao, xe tải. Với các dòng xe thể thao, dẫn động cầu sau giúp tối ưu hóa trải nghiệm lái, mang lại cảm giác tăng tốc mạnh mẽ và khả năng xử lý tốt. Trong xe tải, hệ dẫn động này giúp chịu tải tốt hơn, phân phối lực đồng đều, tạo sức mạnh khi vận chuyển hàng hóa.
Dẫn động cầu trước | Dẫn động cầu sau | |
Khái niệm | Hệ thống lực truyền động đến hai bánh trước. Khi xe di chuyển, bánh trước chịu trách nhiệm kéo toàn bộ xe đi tới. | Hệ thống truyền lực từ động cơ đến hai bánh sau. Bánh trước chỉ dùng để đánh lái, trong khi bánh sau chịu trách nhiệm tạo lực kéo. |
Nguyên lý hoạt động | Động cơ thường được đặt ngay trên bánh trước, lực kéo từ động cơ được truyền qua hộp số và trục dẫn động đến bánh trước. Khi xe tăng tốc, trọng lượng của xe có xu hướng dồn về phía sau, làm cho bánh trước có thể bị mất lực kéo khi tải nặng hoặc tăng tốc nhanh. | Động cơ có thể đặt ở phía trước hoặc sau, nhưng lực kéo luôn được truyền đến bánh sau. Lực kéo này tạo ra động lực đẩy, giúp xe tiến về phía trước. Khi tăng tốc, trọng lượng của xe dồn lên bánh sau, tạo thêm lực kéo và giúp xe bám đường tốt hơn khi tải nặng hoặc leo dốc. |
Ưu điểm | Không gian rộng rãi: hộp số, động cơ và trục dẫn động đều được tích hợp phía trước nên hệ thống được lắp đặt dễ dàng và tiết kiệm không gian. Tiết kiệm nhiên liệu: hệ thống gọn nhẹ và có ít bộ phận di chuyển hơn, dẫn đến giảm ma sát và tăng hiệu suất nhiên liệu. Tăng khả năng kiểm soát trong điều kiện trơn trượt: Trọng lượng động cơ nằm trên bánh dẫn động, giúp bánh trước bám đường tốt hơn trong điều kiện đường trơn trượt hoặc mưa. | Khả năng tăng tốc tốt hơn: Trọng lượng phân bổ đều hơn và cân bằng hơn so với dẫn động trước. Khả năng kéo tốt hơn: Lực kéo tập trung vào bánh sau. Khả năng xử lý tốt hơn: Bánh sau có độ bám đường cao hơn, giúp xe ổn định hơn khi vào cua. |
Nhược điểm | Giới hạn khả năng tải nặng: Khi tải trọng lớn, cầu trước dễ bị quá tải, giảm hiệu quả kéo, dễ gây mất ổn định hoặc khó điều khiển khi di chuyển trên địa hình dốc và gồ ghề. Hiệu suất giảm khi tăng tốc nhanh: Trọng lượng xe chuyển về phía sau khi tăng tốc, khiến bánh trước có thể mất độ bám đường, dẫn đến trượt bánh hoặc giảm hiệu quả kéo. Khó khăn trong bảo trì: Do hệ thống truyền lực và hệ thống lái cùng nằm trên bánh trước nên khi hỏng hóc hoặc cần bảo dưỡng có thể phức tạp hơn. Lốp mòn không đều: Lốp trước thường bị mòn nhanh hơn lốp sau. | Tiêu thụ nhiên liệu cao hơn: Cấu trúc phức tạp hơn, ma sát lớn hơn. Kém hiệu quả trên đường trơn trượt: Khi không tải nặng, bánh sau có thể mất lực kéo trên đường trơn hoặc băng tuyết, gây ra hiện tượng trượt bánh. Giá thành cao hơn: Do cấu trúc phức tạp hơn. |
Có thể thấy, dẫn động cầu trước phù hợp với các loại xe con, xe tải nhẹ bởi bị giới hạn tải trọng gây khó khăn trong việc vận chuyển trên các khung đường đèo, đường dốc. Ngược lại đối với dẫn động cầu sau và dẫn động 4 bánh, phù hợp với các loại xe tải hạng nặng do có lực kéo khoẻ, phù hợp mọi cung đường.
Xe đầu kéo dẫn động cầu sau
Khi mua xe ô tô, xe tải, có một số yếu tố và lưu ý quan trọng mà bạn nên cân nhắc để đảm bảo xe phù hợp với nhu cầu và điều kiện vận hành.
Dẫn động cầu trước phù hợp trong việc di chuyển trong các khu vực đô thị với nhiều điểm dừng và điểm khởi động, do tính năng linh hoạt và tiết kiệm nhiên liệu. Đối với các chuyến đi đường dài hoặc chở hàng nặng trên các tuyến đường liên tỉnh, FWD có thể không phù hợp bằng xe tải cầu sau, do cần có yếu tố lực kéo và sự ổn định ở tốc độ cao.
Chọn xe có tải trọng phù hợp với khối lượng hàng hóa cần vận chuyển để đảm bảo an toàn và tuổi thọ của xe. Trọng lượng xe dẫn động cầu trước chủ yếu sẽ dồn về cầu trước, nên nếu chở hàng không cân đối hoặc quá nặng, hệ thống dẫn động có thể bị quá tải, ảnh hưởng đến hiệu suất và tuổi thọ của xe.
Dẫn động cầu sau có tải trọng lớn
So sánh giá cả của các dòng xe cùng phân khúc để lựa chọn được mức giá phù hợp nhất đối với tài chính bản thân. Dòng xe dẫn động cầu trước sẽ có chi phí tiết kiệm hơn.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về dẫn động cầu trước và cầu sau. Nếu có nhu cầu mua xe tải, hãy liên hệ vào Hotline 081 680 8899 của U-TRUCK để được tư vấn và báo giá sớm nhất nhé!
TIN LIÊN QUAN