Xe tải đi sai làn đường phạt bao nhiêu tiền? Quy định mới nhất 2024

03/04/2024
Nguồn: U-TRUCK.VN

(5/5)

5/5 trong 1 Đánh giá

Việc xe tải đi sai làn đường không chỉ gây ra nguy cơ tai nạn mà còn gầy phiền toái cho các phương tiện tham gia giao thông khác. Để đảm bảo an toàn và trật tự giao thông, Việt Nam đã có quy định xử phạt nghiêm ngặt đối với hành vi vi phạm này. Vậy xe tải đi sai làn đường phạt bao nhiêu? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của U-TRUCK.

Đi sai làn đường được xác định như thế nào?

Đi sai làn đường là tình trạng khi phương tiện giao thông không di chuyển theo làn đường quy định, dẫn đến việc xâm phạm vào làn đường dành cho các phương tiện khác hoặc không tuân thủ theo quy tắc giao thông đường bộ.

Đi sai làn bao gồm các trường hợp:

  • Đi ngược chiều: xe tải đi ngược chiều trên đường cấm đi ngược chiều.
  • Đi không đúng làn đường dành cho phương tiện: xe tải đi làn đường cấm xe tải, đoạn đường cấm xe tải theo giờ.
  • Đi vào đường dành cho phương tiện khác: xe tải đi vào làn đường dành cho xe buýt hoặc đi vào làn dành cho xe máy trên đoạn đường có vạch liền.

Việc đi sai làn đường có thể do nhiều nguyên nhân như sơ suất trong quá trình lái xe, không chú ý đến biển báo chỉ dẫn giao thông hoặc cố tình không chấp hành biển báo. Hậu quả của hành vi này có thể gây tắc đường, khó khăn cho người tham gia giao thông. Thậm chí nguy hiểm hơn là nguy cơ tai nạn, ảnh hưởng đến sự an toàn của mọi người.

Hình ảnh xe tải đi sai làn

Hình ảnh xe tải đi vào làn dành cho ô tô

Xe tải đi sai làn đường phạt bao nhiêu?

Việc đi sai làn đường sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Mức phạt này phụ thuộc vào tính nghiêm trọng của hành vi. Cụ thể:

  • Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp xe tải đi không đúng làn đường, phần đường quy định (Theo điểm đ Khoản 5 Điều 5). Đồng thời lái xe bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) từ 1-3 tháng (Theo Điểm b Khoản 11 Điều 5).
  • Từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với trường hợp xe tải đi không đúng làn đường, phần đường quy định và gây tai nạn giao thông (Theo Điểm a Khoản 7 Điều 5). Đồng thời lái xe bị tước giấy phép lái xe từ 2-4 tháng (Theo Điểm c Khoản 11 Điều 5).

Dưới đây là bảng tổng hợp xử phạt xe tải đi sai làn đường theo quy định của luật giao thông đường bộ hiện hành:

Hành vi

Mức phạt

Thời gian tước GPLX

Đi sai làn

3.000.000 VND - 5.000.000 VND

1 - 3 tháng

Đi sai làn và gây tai nạn

10.000.000 VND - 12.000.000 VND

2 - 4 tháng

Phân biệt lỗi đi sai làn đường với lỗi sai vạch kẻ đường

Đi sai làn đường và sai vạch kẻ đường là 2 hành vi vi phạm giao thông hoàn toàn khác nhau với mức xử phạt khác nhau. Tuy nhiên nhiều người vẫn thường nhầm lẫn 2 lỗi này.

Trước tiên cần hiểu vạch kẻ đường là  các đường kẻ được vẽ trên mặt đường nhằm hướng dẫn và quy định việc di chuyển của các phương tiệntham gia giao thông.

Ta có bảng so sánh lỗi đi sai làn đường và lỗi sai vạch kẻ đường dưới đây:

 

Lỗi đi sai làn đường

Lỗi sai vạch kẻ đường

Định nghĩa

Xe tải di chuyển không đúng làn đường quy định như đi ngược chiều, đi vào đường cấm xe tải và đi vào phần đường dành cho xe khác.

Được xác định trong trường hợp xe tải chuyển làn, chuyển hướng sai vạch kẻ đường hoặc vạch kẻ đường và biển chỉ dẫn.

Mức phạt

Từ 3 triệu đến 12 triệu đồng tùy mức độ nghiêm trọng. Đồng thời bị tước GPLX trong khoảng thời gian nhất định.

Từ 300.000 - 400.000VNĐ

 

Như vậy có thể thấy mức phạt lỗi đi sai làn đường nặng hơn nhiều lần so với lỗi đi sai vạch kẻ đường. Do đó, các bác tài nên phân biệt rõ 2 trường hợp này để tránh bị phạt sai nhé.

Xe tải đi sai vạch kẻ đường 

Xe tải đi sai vạch kẻ đường

Kết luận

Trên đây là những thông tin về quy định và mức phạt khi xe tải đi sai làn đường. Việc tuân thủ luật lệ giao thông không chỉ đảm bảo an toàn cho bản thân mà còn đảm bảo an toàn cho mọi người tham gia giao thông. Hy vọng rằng thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hậu quả và mức độ xử phạt của hành vi này, từ đó đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

 

Tags:

(5/5)

Đánh giá bài viết!

TIN LIÊN QUAN

FacebookZaloYoutubeTiktok