Xe tải nặng bao nhiêu tấn, có nên mua xe tải nặng cũ không?

26/01/2024
Nguồn:

Xe tải nặng là loại xe được thiết kế để vận chuyển hàng hóa có trọng lượng lớn từ vài tấn đến vài chục tấn. Vậy cấu tạo của xe tải nặng có gì khác so với các dòng xe tải khác, xe tải nặng nhất thế giới bao nhiêu tấn?

Xe tải nặng là gì?

Xe tải nặng tiếng anh là Heavy-duty truck - là một phương tiện vận tải chuyên dụng để chở hàng hóa có trọng tải từ 9 tấn trở lên. Tại Việt Nam, các dòng xe phổ biến nhất là 18 tấn, 22 tấn. Ở một số quốc gia có hệ thống giao thông đạt chuẩn, những xe tải trọng tải 40 tấn cũng có thể lưu hành.

Động cơ của các xe tải nặng có mã lực lớn, rất khỏe và bền bỉ. Thùng hàng lớn đáp ứng được nhu cầu vận chuyển, phân phối hàng hóa khối lượng lớn trên những cung đường dài.

 Dòng xe tải nặng với khả năng chở tải lớn

Dòng xe tải nặng với khả năng chở tải lớn

Một điều thú vị của xe tải nặng chính là khối lượng của lốp xe sẽ thay đổi theo trọng tải. Tùy vào cấu trúc xe và khả năng tải trọng hàng hóa bao nhiêu mà mỗi dòng xe sẽ có thiết kế khác nhau. Đây chính là lý do nhiều người muốn biết lốp xe tải nặng bao nhiêu kg. Để biết được chính xác lốp xe nặng bao nhiêu, bạn hãy đọc kỹ thông số in nổi trên thành phần sẽ biết chi tiết.

Phân loại xe tải nặng

Có nhiều cách để phân loại xe tải nặng như dòng xe, số chân, thương hiệu.

Phân loại theo số chân

Phân loại

Xe tải nặng 3 chân

Xe tải nặng 4 chân

Xe tải hạng nặng 5 chân

Giàn lốp

- 1 giàn ngay dưới cabin

- 2 giàn lốp sau ở vị trí sau thân xe

- 1 giàn ngay đầu cabin

- 1 giàn phần đầu thân xe

- 2 giàn lốp sau ở vị trí cách thùng xe khoảng 25-30cm

5 dàn lốp và được phân bố đều trên toàn xe. Giàn lốp ở giữa có thể cơ động co lên khi xe không chở hàng.

Dòng xe tiêu biểu

- JAC 3 chân A5 6X2 mui bạt 9M7

- JAC 3 chân A5 6X2 thùng công 3CH 9M8

- HOWO 3 chân VX 6X2 mui bạt 9M9,...

- JAC A5 8x4 mui bạt 9M7

- JAC A5 8x4 thùng lửng 9M7

- HOWO VX 8x4 mui bạt 9M7

JAC A5 10X4 mui bạt 9M7

 

Phân loại theo dòng xe

Xe tải nặng được chia thành một số dòng xe phổ biến sau:

  • Xe tải thùng: Xe tải thùng là loại xe tải phổ biến nhất, được sử dụng để vận chuyển nhiều loại hàng hóa khác nhau, từ hàng hóa tiêu dùng đến hàng hóa công nghiệp. Xe tải thùng có các loại phổ biến là thùng kín (thùng công), thùng lửng, thùng khung mui.
  • Xe ben: Xe tải ben là loại xe tải có thùng xe được thiết kế để đổ dốc, được sử dụng để vận chuyển các loại hàng hóa rời, như vật liệu xây dựng...
  • Xe đầu kéo: Xe tải đầu kéo là loại xe tải có thiết kế đầu kéo, được sử dụng để kéo rơ-mooc. Rơ-mooc có thể là xe tải thùng, xe tải ben hoặc các loại xe tải chuyên dụng khác.
  • Xe chuyên dùng: Xe tải chuyên dụng là loại xe tải được thiết kế để vận chuyển các loại hàng hóa đặc biệt như xe bồn chở xăng dầu, xe chở thức ăn chăn nuôi...

Dòng xe chuyên dùng

Dòng xe chuyên dùng

Cấu tạo xe tải nặng

Xe tải nặng thường có cấu tạo phức tạp và được thiết kế để chịu tải trọng lớn khi vận chuyển hàng hóa hoặc các vật liệu nặng. 

Dưới đây là một số thành phần cơ bản của một chiếc xe tải nặng:

  • Động cơ: Thường là động cơ diesel mạnh mẽ với dung tích lớn để cung cấp công suất và mô men xoắn cao để di chuyển tải trọng nặng.
  • Hệ thống truyền động: Bao gồm hộp số, cầu sau và hệ thống truyền động cho phép chuyển động từ động cơ đến bánh xe và điều chỉnh tốc độ.
  • Hệ thống lái: Bao gồm vô lăng, cột lái và hệ thống điều khiển để người lái có thể điều khiển xe một cách chính xác và an toàn.
  • Hệ thống treo: Để giảm chấn và giữ cho xe ổn định khi di chuyển, hệ thống treo được thiết kế để làm giảm xóc và hấp thụ sốc.
  • Hệ thống điện: Điều khiển các hệ thống khác nhau trên xe như ánh sáng, cảm biến, hệ thống thông tin giải trí và các thiết bị khác.
  • Hệ thống làm mát và bôi trơn: Đảm bảo rằng động cơ và các bộ phận khác của xe luôn hoạt động trong điều kiện tốt nhất.
  • Khung xe: Đây là khung sườn cơ bản của xe, được làm từ thép cứng cáp để chịu được tải trọng và gắn kết các bộ phận khác nhau của xe.
  • Thùng chứa hàng: Là phần chính để vận chuyển hàng hóa, thùng chứa hàng có thể là loại mở, loại đóng hoặc có các hệ thống nâng hạ để thuận tiện cho việc tải/đảo hàng.

Khung xe đầu kéo

Cấu tạo của xe tải nặng được thiết kế để hoạt động cùng nhau để tạo nên một chiếc xe tải nặng mạnh mẽ, đáng tin cậy và an toàn trong quá trình vận hành, vận chuyển hàng hóa nặng.

Xe tải nặng bao nhiêu tấn?

Hầu hết các dòng ô tô tải hạng nặng tải trọng thường từ trên 9 tấn trở lên. Do xe tải nặng thường vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn nên công suất động cơ, cấu trúc khung và hệ thống treo của xe cũng được thiết kế riêng.

Dưới đây là bảng tải trọng của các dòng xe tải nặng hiện nay.

Dòng xe

Tải trọng (tấn)

Xe ben

10 - 24

Xe đầu kéo

14 - 18

Xe tải thùng

9 - 23

Xe chuyên dụng

13 - 20

 

Có nên mua xe tải nặng cũ không?

Trước khi đưa ra quyết định có nên mua xe tải nặng cũ không, bạn cần có một số đánh giá về ưu điểm, nhược điểm của ô tô tải nặng cũ.

Ưu điểm của xe tải cũ

Một chiếc xe tải cũ có thể là lựa chọn tài chính hợp lý hơn nếu bạn có ngân sách hạn chế. Vì xe tải mới thường có giáo cao hơn so với xe tải cũ. Từ đó bạn có thể thu hồi vốn nhanh hơn. 

Xét trên nhu cầu sử dụng, nếu bạn chỉ cần sử dụng trong thời gian ngắn hoặc không cần chạy xa, mua xe tải cũ giúp tiết kiệm chi phí ban đầu.

Hạn chế của xe tải nặng cũ

Bên cạnh những điểm thuận lợi trên, xe tải cũ cũng tồn tại một số nhược điểm:

  • Tình trạng và lịch sử của xe: Người bán xe luôn muốn giấu đi những yếu điểm của xe để bán được nhanh với giá cao. Nhưng những thông tin về xuất xứ, khả năng vận hành, lịch sử bảo dưỡng, sửa chữa, xe xảy ra tai nạn gì chưa, có bị nợ phạt nguội gì không,... bạn cần đi kiểm tra cẩn thận. Nên đi cùng một người có kinh nghiệm để phán đoán khách quan hơn.
  • Xe tải cũ ít sự lựa chọn hơn: Mua xe tải nặng cũ, đôi khi bạn phải chấp nhận một số điểm không vừa ý như tải trọng xe, kiểu thùng xe, những option xe đời cũ,...
  • Hết hạn bảo hành xe: Xe cũ sử dụng lâu thường bị xuống cấp và hư hỏng, nhưng phần lớn những loại xe này đã hết hạn bảo hành. Phụ tùng của xe cũng khó kiếm và chi phí sửa cao hơn.

Tóm lại, có nên mua xe tải nặng cũ không phụ thuộc vào quyết định mỗi người. Hãy xem xét nhu cầu sử dụng của mình vào việc gì, khả năng tài chính hiện tại, kiểm tra tình trạng xe, đời xe, chủng loại xe có phù hợp với mục đích sử dụng không nhé.

Kinh nghiệm lái xe tải nặng

Theo kinh nghiệm của các “bác tài già”, lái xe tải nặng đòi hỏi lái xe phải có một tinh thần thép, kinh nghiệm đặc biệt, luôn giữ bình tĩnh, tỉnh táo khi lái xe, đặc biệt là với lái mới. Tham khảo một số kinh nghiệm lái xe tải nặng dưới đây để trau dồi vào kỹ năng lái xe an toàn của mình nhé.

Thuộc lòng các loại biển báo giao thông

Vấn đề này thường bị các bác tài lơ là hơn cả. Tuy nhiên, việc thuộc lòng các biển báo giao thông không những giúp lái xe an toàn, đúng phần đường lưu thông mà còn giúp chủ động phòng tránh kịp thời.

Một số biển báo phổ biến cần nhớ khi lái xe tải hạng nặng: biển báo hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm, biển báo thời gian, biển cấm,...

Các loại biển báo cấm

Các loại biển báo cấm

Hiểu và làm quen với xe tải nặng mình sẽ lái

Cách lái xe tải nặng, vận hành một chiếc xe siêu tải trọng với những bác tài có kinh nghiệm không quá khó. Tuy nhiên, xe tải nặng có nhiều thiết kế khác nhau, mỗi hãng có một đặc điểm khác nhau. Hãy đảm bảo rằng tất cả các hệ thống như phanh, đèn, lốp và động cơ đều hoạt động tốt.

Luôn quan sát gương chiếu hậu

Dù lái xe loại nào thì việc cẩn thận quan sát gương chiếu hậu hai bên rất quan trọng. Điều này giúp bác tài biết tình hình lưu thông các xe đi cạnh hai bên, đi sát sau xe để ứng biến kịp thời các tình huống như xe tạt đầu, vạch kẻ đường, các xe có tín hiệu xin đường. Điều chỉnh gương và nhìn qua góc cạnh của xe để tránh điểm mù.

Giữ khoảng cách với các xe khác khi lái xe

Mặc dù xe tải trọng nặng được trang bị hệ thống phanh thông minh nhưng do quán tính, mỗi lần bóp phanh xe không thể dừng lại ngay mà phải thêm một đoạn đường nhỏ nữa mới dùng. Khi lưu thông, bác tài cần giữ khoảng cách với các xe khác ngăn chặn sự cố do va chạm, di chuyển vào giờ cao điểm nhé.

 

Kiểm soát tốc độ khi lái xe

Kiểm soát tốc độ khi lái xe ổn định là điều quan trọng giúp bác tài xử lý được những tình huống phát sinh trên đường. Nhất là các trường hợp phương tiện xung quanh đi vào điểm mù.

Các điểm mù xe tải

Các điểm mù xe tải

Khung giờ xe tải nặng được phép lưu thông

Bác tài cần nắm được tuyến đường sẽ lưu thông cấm xe tải nặng khung giờ nào để chủ động thay đổi hướng đi, tránh việc phải dừng lại chờ đợi hay đi đường vòng gây tắc đường, giảm lợi nhuận, năng suất vận hành.

Không chở hàng hóa quá khổ, quá tải trọng

Chấp hành quy định về tải trọng hàng hóa rất quan trọng vì cấu tạo xe tải nặng mỗi loại xe khác nhau, không nên chất hàng vượt quá khuyến nghị của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn khi lưu thông.

Mặt khác, chấp hành quy định về tải trọng giúp bạn không bị xử phạt vô cớ nhé.

Chọn đúng loại nhớt, thay nhớt thường xuyên

Dù là xe con thông thường hay xe tải nặng cũng cần chọn đúng loại dầu nhớt chuyên dụng để tránh hư hỏng, hao mòn hay khô dầu máy,... Dầu nhớt cho xe tải nặng khác với xe tải thông thường về độ nhớt, chất lượng bôi trơn, tính năng bảo vệ đặc biệt,... Chính vì thế, các bác tài hãy nhớ chọn đúng nhớt cho động cơ xe tải nặng nhé.

Hiện nay trên thị trường xe tải nặng ở Việt Nam có rất nhiều sản phẩm mới, giá cả phù hợp với phân khúc khách hàng Việt. Nếu bạn cần tìm mua xe tải chính hãng, bạn có thể đến U-TRUCK, đơn vị chính thức phân phối các sản phẩm xe tải và phụ tùng xe tải từ các thương hiệu lớn như HOWO, JAC, CAMC. Tại đây có đa dạng các loại xe đầu kéo, xe ben, xe tải thùng, sơ mi rơ mooc cho bạn lựa chọn. 

Trên đây là những thông tin về xe tải nặng. Hy vọng rằng với những thông tin trên đây giúp các bác tài có thêm thông tin, kinh nghiệm lái xe tải nặng thực tế. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin gì, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 081 680 8899 nhé.

Tags:

Đánh giá bài viết!

TIN LIÊN QUAN

FacebookZaloYoutubeTiktok