Rất nhiều tài xế vẫn còn bỡ ngỡ với khái niệm cầu nhanh cầu chậm khi lựa chọn mua xe. Xe tải cầu nhanh cầu chậm là gì? Nên chọn mua xe có cầu nhanh hay cầu chậm? Bạn hãy cùng U-TRUCK tìm hiểu những thông tin về hai dòng xe này nhé.
Bạn có thể đã biết cầu xe chính là trục bánh xe có nhiệm vụ gắn kết các bánh xe để tạo hệ thống gầm ô tô. Hiện nay, các dòng xe tải thường có nhiều loại cầu khác nhau như xe tải 1 cầu, xe tải 2 cầu hay xe cầu dầu và cầu láp.
Tuy nhiên, khái niệm về cầu nhanh cầu chậm lại không được nhiều biết đến. Bạn có thể hiểu đơn giản: cầu nhanh là những dòng xe tải có cầu với tỷ số truyền nhỏ, còn cầu chậm là xe với tỷ số truyền lớn.
Hình ảnh cầu trên xe tải
Như vậy, khi tìm hiểu cầu nhanh cầu chậm là gì bạn có thể thấy chúng sẽ phụ thuộc vào tỷ số truyền cầu sau của xe tải. Chi tiết như sau:
Theo đó, xe cầu nhanh thường là các dòng xe tải thùng với khả năng di chuyển nhanh. Trong khi đó, xe tải đầu kéo hoặc xe ben sẽ thường dùng loại cầu chậm để có độ ổn định, bền bỉ.
Khi nhắc về cầu nhanh cầu chậm, bạn cũng cần hiểu về tỷ số truyền cầu sau xe tải. Nhờ vậy, bạn sẽ hiểu rõ hơn về xe tải dùng cầu nhanh hay cầu chậm cho từng công việc.
Tỷ số truyền cầu (hay tỷ số truyền động) là một thông số quan trọng của xe tải. Tỷ số truyền cầu cho bạn biết tỷ lệ giữa số vòng quay của trục động cơ và trục sau.
Tỷ số truyền cầu của xe thể hiện khả năng kéo
Tỷ số truyền cầu thấp sẽ mang đến cho xe có khả năng kéo mạnh, di chuyển tốt trên những cung đường đèo, địa hình khó khăn. Với những xe có tỷ số truyền động cao có thể tăng tốc độ nhanh, tiết kiệm nhiên liệu khi di chuyển tại đường cao tốc.
Tỷ số truyền động sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại xe, mục đích dùng.
Xe tải có mức tải trọng và hàng hóa được chuyên chở sẽ tác động đến tỷ số truyền cầu. Xe có tải trọng lớn, chở hàng hóa lớn cần được trang bị cầu có tỷ số truyền động cao tức là cầu chậm. Trong khi xe có tải trọng nhỏ, chuyên chở hàng hóa nhỏ và đi lại trong địa hình đô thị chỉ cần trang bị cầu có tỷ số truyền động thấp tức là cầu nhanh.
Như đã đề cập ở trên, bạn chở hàng trên những loại địa hình khó khăn nên chọn xe tải có tỷ số truyền cầu cao. Trong khi xe tải di chuyển trong khu vực đô thị nên chọn loại có tỷ số truyền cầu thấp.
Xe tải nhẹ có tỷ số truyền cầu thấp
Xe tải có kích thước nhỏ hoặc trung bình nên sử dụng tỷ số truyền động thấp (cầu nhanh) để vận hành tốt, ổn định và nhanh hơn. Đối với những dòng xe tải hạng nặng, xe đầu kéo cần dùng tỷ số truyền cầu sau xe tải cao (cầu chậm) để có sức kéo, độ trễ giúp xe chạy ổn định và hiệu quả.
Đối với xe có hiệu suất động cơ mạnh mẽ sẽ có tỷ số truyền cầu sau cao để đảm bảo chạy tốt. Đối với xe đang dùng động cơ yếu sẽ thích hợp với tỷ số truyền cầu thấp nâng cao khả năng tiết kiệm nhiên liệu.
Những thông tin trên chắc hẳn đã giúp bạn hiểu về cầu nhanh cầu chậm cũng như tỷ số truyền cầu sau xe tải. Hai thông số này có mối liên hệ với nhau.
Khi bạn chọn xe tải có cầu nhanh hay cầu chậm cần nắm được những lưu ý khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
Những xe tải có cầu chậm sẽ phù hợp chở hàng trên các địa hình khác nhau như leo dốc, đường sỏi, cát… Khi bạn dùng chế độ này nên điều khiển xe với tốc độ dưới 40km/h.
Xe tải nặng nên dùng cầu chậm
Xe hoạt động ở chế độ cầu nhanh sẽ phù hợp di chuyển trên những địa hình thông thường như đô thị, đường cao tốc… Khi bạn đi đến địa hình có khó khăn có thể sử dụng chế độ cầu chậm để đi tốt, ổn định.
Tóm lại, khi bạn tìm hiểu về cầu nhanh cầu chậm sẽ thấy đây là chế độ của xe khi di chuyển trên các địa hình khác nhau. Bạn có thể lựa chọn từng xe có cầu nhanh hay cầu chậm để hỗ trợ việc vận chuyển hàng hóa tốt nhất. Liên hệ U-TRUCK qua Hotline 081 680 8899 để được tư vấn sản phẩm xe tải phù hợp.
TIN LIÊN QUAN