Xe tải là loại xe phải di chuyển ở nhiều địa hình khác nhau. Do đó, không tránh khỏi việc đi vào khoảng cua nhỏ, đường trơn trượt. Cầu xe tải là bộ phận quan trọng giúp thay đổi tốc độ 2 bánh xe để xe di chuyển an toàn. Vậy cầu xe tải là gì, cầu sau xe tải là gì? Hãy cùng U-TRUCK tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Cầu xe tải thường được biết với tên là bộ vi sai, có dạng hình cầu. Tùy thuộc vào từng loại xe, cầu xe tải sẽ được đặt ở trục trước hay trục sau. Cầu xe tải được đặt ở trục sau xe tải là cầu sau xe tải. Bộ phận này đưa năng lượng đến bánh xe giúp xe chủ động linh hoạt về vận tốc. Phần năng lượng này xuất phát từ lực xoắn của momen xoắn động cơ. Bên trong cầu sau xe tải có bánh răng chuyển động truyền lực quay đến bánh xe.
Hình ảnh cầu sau xe tải
Cầu xe giúp đảm bảo an toàn trong quá trình xe tải di chuyển. Cầu sau xe tải nói riêng và cầu xe tải nói chung được sử dụng để chia momen xoắn thành 2 đường, giúp 2 bánh xe quay với tốc độ khác nhau để xe di chuyển dễ dàng qua các khúc cua, hạn chế trơn trượt gây nguy hiểm cho xe và tài xế.
Trong quá trình hoạt động, cầu xe giúp truyền lực xoắn của momen xoắn đến trục bánh xe. Hoàn thành bước cuối cùng trong cơ cấu giảm tốc.
Cầu sau xe tải cấu tạo từ nhiều bộ phận. Trong đó, 2 bộ phận cơ bản là truyền lực vi sai và truyền lực cuối.
Ngoài ra, cầu sau xe tải còn có các bộ phận: vỏ bộ vi sai, bánh răng chủ động, bánh răng bị động, bánh răng bán trục, bán trục
Cấu tạo của cầu sau xe tải
Xe tải thường phải di chuyển ở nhiều loại địa hình. Do đó mỗi loại cầu được sử dụng tùy thuộc vào điều kiện cung đường đi. Hiện nay trên thị trường có 2 loại cầu xe cơ bản là cầu láp và cầu dầu. Cầu láp thường được xe thùng sử dụng trong khi xe ben sử dụng cầu dầu.
Đây được xem là loại cầu sau xe tải thông dụng nhất. Do loại cầu này sử dụng được ở hầu hết các loại xe tải. Nhà sản xuất thiết kế nối bộ vi sai với bánh xe để thành trục láp. Hệ thống bulong bắt trực tiếp vào thanh kim loại ở giữa. Nhằm mục đích nối cứng trục láp với bánh xe thật chắc chắn.
Thông thường, người ta bôi trơn cầu láp bằng mỡ bò. Ưu điểm của loại cầu này là giúp xe chạy bốc hơn, tiết kiệm nhiên liệu khi sử dụng. Chính vì vậy, chủ doanh nghiệp khá ưu ái xe có cầu láp khi vận chuyển đường dài, xa. Tuy nhiên, loại cầu này vẫn có nhược điểm. Đó là khi xe chạy ở các quãng đường dốc, địa hình xấu, cầu láp sẽ dễ bị gãy hơn.
Một số xe tải sử dụng cầu láp: xe JAC A5 420, HOWO NX 310, JAC A5 4X2 thùng công NK 1CH, …
Hình ảnh cầu láp
Cầu dầu có khả năng chịu lực xoắn, xóc nảy rất cao. Do đó, nhà sản xuất thường sử dụng loại cầu này cho các loại xe ben, xe đầu kéo. Bên trong cầu dầu là hệ thống bánh răng động cơ, bên ngoài có dạng hình cầu. Từ hệ thống bánh răng đến bộ vi sai truyền momen xoắn được nối bằng thanh láp, cố định trên ổ trục.
Đối với loại cầu này, dầu là nhiên liệu được sử dụng để bôi trơn. Ưu điểm của cầu dầu là chịu xóc nảy, tản nhiệt tốt, vận hành ổn định. Nên doanh nghiệp thường dùng để vận chuyển hàng hóa ở nơi địa hình xấu, độ dốc cao. Phổ biến là xe ben, đầu kéo vận chuyển vật liệu xây dựng, khoáng sản ở công trường, mỏ khai thác. Bên cạnh đó, nhược điểm của cầu dầu là hao tốn nhiên liệu, chi phí cao hơn.
Một số xe ben sử dụng cầu dầu: xe ben HOWO NX400, HOWO V7G,…
Hình ảnh cầu dầu
Bên cạnh các đặc điểm đã nêu trên, việc phân biệt cầu dầu và cầu láp khá đơn giản. Bạn chỉ cần chú ý vào mặt bích ở mâm xe.
Ngoài ra, còn một loại cầu sau xe tải ít thấy hơn là cầu man. Sở dĩ gọi là cầu man vì nó do tập đoàn Man sản xuất. Loại này, có thể hiểu là phiên bản cải tiến của cầu láp. Bởi bên cạnh ưu điểm của cầu láp thì sức kéo, độ chịu xóc này của loại cầu này cũng khá tốt. Tuy nhiên, ở đoạn đường quá dốc, lầy lội thì nó vẫn dễ gãy hơn so với cầu dầu.
Bài viết trên là các thông tin hữu ích về cầu sau xe tải. Khách hàng khi chọn mua xe nên chú ý đến bộ phận này. U-TRUCK hy vọng thông tin trên giúp quý khách lựa chọn được chiếc xe phù hợp với mình. Hãy theo dõi tại U-TRUCK Hotline 081 680 8899 để đọc thêm thông tin hữu ích nhé!
TIN LIÊN QUAN