Hệ thống lái xe tải: Cấu tạo, phân loại cơ cấu lái và cách bảo dưỡng

29/06/2024
Nguồn: U-TRUCK.VN

(4.78/5)

4.78/5 trong 9 Đánh giá

Hệ thống lái là bộ phận then chốt, quyết định đến sự an toàn và hiệu quả vận hành của mỗi chiếc xe. Với công nghệ tiên tiến và thiết kế tối ưu, hệ thống lái hiện đại giúp người lái kiểm soát dễ dàng và chính xác, đảm bảo sự ổn định trên mọi cung đường. Việc hiểu rõ và bảo dưỡng hệ thống lái định kỳ không chỉ kéo dài tuổi thọ xe mà còn mang lại trải nghiệm lái mượt mà, thoải mái cho mọi hành trình.

Chức năng của hệ thống lái

Hệ thống lái là hệ thống cơ bản, quan trọng trên xe tải. Trong khi động cơ và hệ thống truyền lực truyền công suất xuống bánh xe, thì hệ thống lái dùng để thay đổi hướng chuyển động hoặc giữ cho xe chuyển động theo một quỹ đạo nhất định nào đó như: quay vòng trái, quay vòng phải, đi thăng... Hay nói nôm na hệ thống lái là hệ thống điều khiển hướng chuyển động của xe thông qua vô lăng.

Hệ thống lái

Hệ thống lái

Yêu cầu làm việc của hệ thống lái

Trong quá trình xe chuyển động trên đường hệ thống lái có ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn chuyển động nhất là ở tốc độ cao do đó nó phải đảm bảo các yêu câu sau:

  • Hệ thống lái phải đảm bảo điều khiển dễ dàng, nhanh chóng. Các cơ cấu điều khiển bánh xe dẫn hướng và quan hệ hình học của hệ thống lái phải đảm bảo không gây nên các dao động và va đập trong hệ thống lái.
  • Truyền tối thiểu các va đập nghịch đảo lên vô lăng.
  • Hệ thống lái không được có độ dơ lớn
  • Thuận tiện trong việc sử dụng và bảo dưỡng.

Cấu tạo của hệ thống lái

Hệ thống lái cơ bản gồm có các bộ phận chính là vô lăng, các đăng trục lái, bót lái, bơm lái, dẫn động lái.

Vô lăng

Vô lăng là bộ phận đặt trên buông lái, có nhiệm vụ là tiếp nhận mô men quay của tài xế và truyền lực cho bót lái. Vô lăng có cấu tạo khá giống nhau trên các loại xe bao gồm một vành hình tròn có lõi bằng thép, bên ngoài được bọc bằng vật liệu nhựa hoặc da và được lắp ghép với trục lái bằng then hoa, ren và đai ốc. Ngoài các chức năng chính kể trên thì vành tay lái còn được bố trí một số bộ phận bắt buộc phải có khác là còi, túi khí, công tắc tổng hợp...

Hình ảnh vô lăng

Hình ảnh vô lăng

Các đăng trục lái

Bao gồm trục lái chính có nhiệm vụ truyền mô men quay từ vô lăng đến hộp số lái và ống đỡ để cố định trục lái vào thân xe. Phần trên của trục lái chính được làm thon, có răng cưa và vành lái được cột chặt vào trục lái bằng đai ốc. Phần dưới của trục lái chính nối với bót lái bằng khớp các đăng để giảm thiểu việc truyền chấn đông từ mặt đường lên vô lăng.

Bót lái

Bót lái có chức năng chính là chuyển dòng dầu năng lượng thành chuyển động quay và tạo lực đẩy để cơ cấu hoạt động. Thực tế, chúng cấp dầu cho xi lanh thủy lực làm việc để người lái dễ dàng thay đổi hướng di chuyển, góc lái của xe.

Bót lái xe tải

Bót lái xe tải

Bơm lái

Bơm dầu có công dụng cung cấp một lượng dầu với áp suất nhất định đến các bề mặt làm việc có ma sát để bôi trơn, tẩy rửa và làm mát.

Dẫn động lái

Hệ thống dẫn động lái có chức năng truyền chuyển động điều khiển từ bót lái đến hai bánh xe. Đảm bảo mối quan hệ cần thiết về góc quay của các bánh xe dẫn hướng có động học đúng khi thực hiện quay vòng. Mối quan hệ cần thiết về góc quay của các bánh xe dẫn hướng được đảm bảo bằng kết cấu của hình thang lái. Cơ cấu dẫn động lái bao gồm các cây ba ngang, ba đọc, rotuyn lái,...

Tham khảo các bộ phận của hệ thống lái: Phụ tùng hệ thống lái

Phân loại hệ thống lái

Hệ thống lái trợ lực thủy lực

Hệ thống trợ lực thủy lực sử dụng bơm thủy lực để tạo ra áp lực dầu trợ lực giúp giảm lực cần thiết khi quay vô-lăng. Ưu điểm của hệ thống lái thủy lực là giảm đáng kể lực quay vô-lăng, tạo cảm giác lái nhẹ nhàng và thoải mái. Hạn chế của hệ thống này là cơ cấu phức tạp hơn, tốn nhiên liệu hơn do bơm thủy lực hoạt động liên tục.

Hệ thống lái trợ lực điện thủy lực

Là kết hợp giữa trợ lực điện và thủy lực, sử dụng một mô-tơ điện để điều khiển bơm thủy lực. Hiệu quả năng lượng cao hơn so với hệ thống trợ lực thủy điện truyền thống, cung cấp lực trợ lái điều chỉnh theo điều kiện vận hành và tốc độ xe.

Tiết kiệm nhiên liệu hơn so với hệ thống trợ lực thủy điện truyền thống do mô-tơ điện chỉ hoạt động khi cần thiết. Độ chính xác và phản ứng nhanh hơn trong việc điều khiển lực lái. Tuy nhiên hệ thống cũng có phức tạp hơn về mặt kỹ thuật và yêu cầu bảo dưỡng cao hơn. Chi phí lắp đặt và sửa chữa cao hơn.

Các hệ thống lái

Các loại hệ thống lái

Hệ thống lái trợ lực điện

Hệ thống trợ lực điện sử dụng mô-tơ điện để trợ lực cho vô-lăng, thường được điều khiển bởi bộ xử lý trung tâm. Hệ thống có hiệu suất cao hơn, tiết kiệm nhiên liệu so với hệ thống thủy lực, có thể điều chỉnh lực trợ lái theo tốc độ xe và điều kiện lái. Tuy nhiên chi phí ban đầu cao hơn, yêu cầu kiến thức kỹ thuật cao để sửa chữa và bảo dưỡng.

Hệ thống lái kết hợp

Hệ thống lái kết hợp tích hợp cả hệ thống trợ lực thủy lực và điện, tận dụng ưu điểm của cả hai loại. Hệ thống tối ưu hóa hiệu suất lái và tiết kiệm nhiên liệu. Cải thiện cảm giác lái và độ an toàn và thường được sử dụng trong các dòng xe cao cấp.

Nguyên lý hoạt động hệ thống lái

Để cung cấp cho hệ thống thuỷ lực hoạt động hỗ trợ cho hệ một bơm thuỷ lực kiểu cánh gạt. Bơm này được dẫn động bảng mô men của động cơ. Khi roto quay, dưới tác dụng của lực ly tâm các cánh gạt này bị văng ra và tì sát vào một không gian kín hình ô van. Dầu thuỷ lực bị kéo từ đường ống có áp suất thấp và bị nén tới một đâu ra có áp suất cao, dầu được đưa vào bót tay lái chờ sẵn ở van giữa nếu khi ta đánh lái bên nào thì van sẽ mở cửa dầu để hỗ trợ đẩy dầu áp cao vào làm dịch chuyển trục vít hỗ trợ lái được nhẹ nhàng hơn thông qua các cơ cấu thanh đòn và trục quay bánh xe làm dịch chuyển bánh xe theo ý muốn. Dầu sẽ được đi ra xi lanh trợ lái rí 2 thông qua 1 đường ống tuy ô để hỗ trợ lái rí 2 nhẹ nhàng hơn (với xe 2 rí) Lượng dầu được cung cấp phụ thuộc vào tốc độ của động cơ.

Hư hỏng thường gặp ở hệ thống lái

Dưới đây là một số hư hỏng thường gặp ở hệ thống lái:

  • Vô lăng bị nặng: Có thể do thiếu dầu trợ lực lái, hư hỏng bơm trợ lực lái, hoặc các khớp nối trên trục lái bị rơi
  • Vô lăng bị nhẹ: Có thể do rò rỉ dầu trợ lực lái, mòn các khớp nối trên trục lái, hoặc hư hỏng thước lái.
  • Vô lăng bị rung lắc: Có thể do mòn lốp xe, mất cân bằng bánh xe, hoặc hư hỏng hệ thống treo.
  • Xe bị lệch lái: Có thể do áp suất lốp xe không đều nhau, mòn lốp xe, hoặc hư hỏng hệ thống lái.
  • Tiếng ồn phát ra từ hệ thống lái: Có thể do thiếu dầu trợ lực lái, mòn các khớp nối trên trục lái, hoặc hư hỏng thước lái.
  • Rò rỉ dầu trợ lực lái: Có thể do hư hỏng gioăng phớt trong hộp lái hoặc các khớp nối trên đường ống dẫn dầu.

Khi gặp các hư hỏng trên hệ thống lái, cần đưa xe đến gara sửa chữa uy tín để được kiểm tra và sửa chữa kịp thời. Ngoài ra nên bảo dưỡng hệ thống lái định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn khi lái xe.

Bảo dưỡng hệ thống lái

Việc bảo dưỡng hệ thống lái định kỳ là vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn cho người lái và hành khách.

Dưới đây là các hạng mục bảo dưỡng hệ thống lái xe tải thường gặp:

  1. Kiểm tra vô lăng:
  • Kiểm tra độ rơ vô lăng.
  • Kiểm tra độ nặng nhẹ khi đánh lái.
  • Kiểm tra độ đàn hồi của lò xo trợ lực.
  • Kiểm tra tình trạng các khớp nối trên trục lái.
  1. Kiểm tra thước lái:
  • Kiểm tra độ rơ của thước lái.
  • Kiểm tra tình trạng các khớp nối trên thước lái.
  • Kiểm tra độ bôi trơn của thước lái.
  1. Kiểm tra hộp lái:
  • Kiểm tra mức dầu hộp lái.
  • Kiểm tra màu sắc và độ nhớt của dầu hộp lái.
  • Kiểm tra tình trạng các gioăng phớt trong hộp lái.
  • Kiểm tra hoạt động của bơm trợ lực lái (nếu có).
  1. Kiểm tra hệ thống phanh:
  • Kiểm tra độ mòn của má phanh.
  • Kiểm tra mức dầu phanh.
  • Kiểm tra độ rơ của bàn đạp phanh.
  • Kiểm tra hoạt động của hệ thống phanh tay.
  1. Kiểm tra hệ thống treo:
  • Kiểm tra độ mòn của lốp xe.
  • Kiểm tra áp suất lốp xe.
  • Kiểm tra tình trạng phuộc nhún.
  • Kiểm tra thanh cân bằng.

Tần suất bảo dưỡng hệ thống lái xe tải:

  • Nên bảo dưỡng hệ thống lái xe tải định kỳ sau mỗi 5.000 - 10.000 km.
  • Nên kiểm tra hệ thống lái trước mỗi chuyến đi xa.

Trên đây là các thông tin về hệ thống lái, hy vọng sẽ hữu ích với quý khách hàng.

Tags:

(4.78/5)

Đánh giá bài viết!

TIN LIÊN QUAN

FacebookZaloYoutubeTiktok