Chức năng của lá côn
Chức năng chính của lá côn ô tô là đảm nhiệm việc xoa dịu sự va đập khi vào ly hợp, đồng thời đảm bảo công suất được truyền một cách nhẹ nhàng và êm ái. Nhờ đó, quá trình vận hành chiếc xe sẽ ổn định và an toàn hơn.
Cấu tạo lá côn
Lá côn ô tô được cấu thành bởi 4 bộ phận: moay ơ ly hợp có then hoa ăn khớp với với trục sơ cấp, đĩa ma sát, cao su chịu xoắn và cuối cùng là tấm đệm.
- Các rãnh then hoa ăn khớp và quay theo trục sơ cấp: giúp lá côn (đĩa ly hợp) di
chuyển dọc trục khi đóng hoặc ngắt ly hợp. - Đĩa ma sát: là một tấm kim loại tròn được ghép lại với nhau bằng đinh tán nhằm
giúp đĩa ma sát có được hệ số ma sát cao và đảm bảo tính ổn định của động cơ trong quá trình vận hành, các nhà sản xuất đã chế tạo bộ phận này bằng chất amiant chịu nhiệt độ cao, sợi carton và đồng đỏ đúc kết với nhau. Trên đĩa ma sát là các lò xo có tác dụng giảm chấn. - Cao su chịu xoắn: nằm trong moay ơ ly hợp giúp làm dịu và giảm bớt tác động vào ly
hợp trong quá trình hoạt động. - Tấm đệm: có thiết kế dạng sóng cho phép chịu áp lực nén khi đĩa ly hợp hoạt động,
mang lại sự tương tác nhịp nhàng cho động cơ và hệ truyền động.
Các xe HOWO gần như lắp ráp chung 1 loại lá côn (trừ một số dòng xe nhỏ) mặc dù động cơ, hộp số khác nhau nhưng lá côn của các xe đó là như nhau đều dùng côn 430 (đường kính lá côn 430mm).
Cách kiểm tra lá côn
Dấu hiệu lá côn bị mòn cháy để nhận biết nhất đó là khi xe chạy côn bị mòn cháy có một mùi khét rất khó chịu hoặc là xe chạy sẽ bị mất công suất (yếu máy), côn cắt không ngọt.
Trên xe HOWO để kiểm tra lá côn mòn nhiều hay chưa tương đối dể dàng. Ta nhìn vào càng đẩy bi T nếu lá côn hoạt động tốt thì càng đẩy bi T sẽ nằm vuông góc khi ta đứng ngang nhìn vào còn trường hợp lá côn bị mòn dần thì càng đẩy bi T sẽ đẩy dần về phía tổng côn, lá côn mòn càng nhiều thì càng đẩy về phía tổng côn càng nhiều.
Quy trình hạ hộp số thay lá côn
Bước 1: Kiểm tra lá côn
Quan sát bằng mắt thường kiểm tra tổng quan hộp số, nổ máy kiểm tra xác định nguyên nhân cần sửa chữa (côn không cắt, đạp côn nặng, chân côn bị rung, giật khi nhả côn). Xác định chính xác nguyên nhân hư hỏng có phải do lá côn hay không.
Lưu ý: Cần kiểm tra cả dầu hộp số.
Bước 2: Hạ hộp số
- Tháo các đăng chính và cát đăng ben (với xe ben, cát đăng lai bơm trộn với xe trên bê tông)
- Tháo dây số, giá treo dây số, giá treo hộp số.
- Tháo dây điện cảm biến của hộp số như cảm biến số lùi, số mo, chuyển tầng, công tơ mét, cảm biến cài ben.
- Tháo dây hơi tổng côn, chuyển tầng, trợ lực số
- Tháo tổng côn, phanh bi T
- Tháo bu lông bao côn, cẩu hộp số ra ngoài
- Tháo bàn ép, hạ lá côn
- Tháo bánh đà nếu cần
Bước 3 : Kiểm tu, vệ sinh
Kiểm tra tổng thể các chi tiết tháo lắp nên phương án thay thể gia công. Vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp đồ đạc gọn gàng chờ lắp ráp.
Bước 4: Lắp ráp
- Kiểm tra vật tư mới trước khi lắp ráp
- Lắp bi bánh đà, bánh đà vào xe
- Lắp lá côn, mâm ép (dùng a cơ cũ để mỗi lá côn)
- Lắp ráp hộp số vào xe ngược lại với quy trình tháo
Bước 5: Nổ máy kiểm tra
- Kiểm tra ngoại quan quanh xe trước khi nỗ máy, khi đủ hơi thì đạp côn thử hành trình côn.
- Đạp côn đi thử số, chuyển tẳng (Hành trình côn đầy đủ, đạp côn nhẹ nhàng, Đi số nhẹ nhàng nhả chân côn không rung giật, Hộp số không xì hơi, chảy dầu).