La-zăng xe tải là bộ phận không thể thiếu ở bánh xe, giúp gắn chặt lốp vào trục và hỗ trợ quá trình vận hành ổn định của phương tiện. Vậy la-zăng có cấu tạo và đặc điểm ra sao?
La zăng hay còn gọi là mâm xe, là bộ phận trên bánh xe của ô tô, xe tải, xe máy, đóng vai trò nâng đỡ giữ lốp xe. Khác với la-zăng của các loại xe khác, la-zăng xe tải thường được thiết kế lớn hơn, chắc chắn và có khả năng chịu tải cao hơn để đáp ứng nhu cầu chở hàng nặng. Chất liệu và cấu trúc của la-zăng xe tải đóng vai trò quyết định trong việc duy trì độ bền bỉ và an toàn trên mọi loại địa hình.
La zăng còn gọi là mâm xe
La zăng có nhiệm vụ chính là giữ cố định lốp xe ở đúng vị trí, đồng thời bảo vệ lốp khỏi các tác động từ bên ngoài. Lốp xe được gắn chặt vào la zăng thông qua các ốc vít, đảm bảo lốp không bị xê dịch trong quá trình vận hành. Điều này rất quan trọng cho sự ổn định và an toàn của xe, đặc biệt khi di chuyển trên các địa hình gồ ghề hoặc vào cua với tốc độ cao.
Với thiết kế chắc chắn, la-zăng giúp xe chịu được áp lực lớn từ mặt đường, đảm bảo xe chạy êm ái và an toàn hơn.
La-zăng không chỉ là một bộ phận chức năng, mà còn là một yếu tố thẩm mỹ quan trọng tạo nên vẻ đẹp và cá tính cho chiếc xe, đặc biệt là lă zăng ở các xe ô tô con, xe máy.
Chức năng của la zăng
La zăng dù có đa dạng về kiểu dáng, chất liệu nhưng đều có một cấu tạo chung, bao gồm các bộ phận cơ bản sau:
Vành la zăng là phần tiếp xúc trực tiếp với lốp xe. Vành có dạng tròn, với một mặt phẳng để gắn lốp và một mặt phẳng bên ngoài (mặt nhìn thấy được) có dạng thiết kế đa dạng. Vành la-zăng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chặt và bảo vệ lốp xe, đồng thời phải chịu đựng những lực tác động lớn từ mặt đường, lực phanh, lực quán tính khi xe vận hành. Vật liệu làm vành la-zăng thường là thép hoặc hợp kim nhôm, với độ dày và cấu trúc được thiết kế để phù hợp với tải trọng và điều kiện vận hành của xe.
Lỗ bắt ốc là các lỗ được khoét trên bề mặt la-zăng để lắp đặt ốc vít cố định lốp. Số lượng và vị trí của các lỗ này phụ thuộc vào kiểu dáng và kích thước của la-zăng, đồng thời phải tương thích với các thông số của hệ thống phanh và lốp xe. Các lỗ bắt ốc phải được chế tạo chính xác về kích thước và độ sâu để đảm bảo độ chắc chắn khi gắn ốc. Đồng thời, các lỗ bắt ốc phải được thiết kế để chịu đựng được tải trọng và lực căng của ốc vít, tránh trường hợp ốc bị tuột hoặc gãy trong quá trình sử dụng.
Mặt trong của la-zăng là phần tiếp xúc với má phanh và các bộ phận khác của hệ thống phanh. Bề mặt này thường được xử lý để đảm bảo độ bằng phẳng và khả năng tản nhiệt tối ưu. Mặt trong la-zăng cũng có vai trò quan trọng trong việc giữ cho hệ thống phanh luôn làm việc hiệu quả. Thiết kế này không chỉ giúp tản nhiệt nhanh, làm mát phanh, đảm bảo hiệu suất phanh tối ưu, mà còn góp phần tăng độ bền cho các bộ phận phanh.
Thông số đường kính bu lông là khoảng cách giữa tâm của hai lỗ bắt ốc liên tiếp. Thông số này rất quan trọng vì nó quyết định đến sự tương thích giữa la-zăng với hệ thống phanh và lốp xe. Đường kính bu lông phải phù hợp với kích thước bu lông trên moay ơ của xe. Nếu đường kính bu lông không tương thích, la-zăng sẽ không thể được lắp đặt hoặc có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự an toàn trong quá trình vận hành.
Việc hiểu thông số la-zăng là điều cần thiết để lựa chọn la-zăng phù hợp với xe của mình. Các thông số quan trọng khác cần lưu ý bao gồm:
Đường kính vành xe được đo bằng đơn vị inch và thể hiện kích thước của vành la-zăng. Thông số này cần phải tương thích với kích thước của lốp xe để đảm bảo an toàn và hiệu quả vận hành. Xe Tải TH7 8x4 Khung Mui Nhập Khẩu 9M7 có kí hiệu lốp R22 có nghĩa là đường kính vành xe là 22cm.
Số lỗ bắt ốc và đường kính lỗ là thông số quan trọng quyết định sự tương thích của la-zăng với moay-ơ xe.
Ví dụ, một la-zăng 5 lỗ, PCD 114.3 mm nghĩa là la-zăng có 5 lỗ bắt ốc và đường kính vòng tròn bao quanh các lỗ là 114.3 mm. Nếu số lỗ bắt ốc và đường kính lỗ của la-zăng không tương thích với moay-ơ xe, la-zăng sẽ không thể lắp đặt hoặc có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự an toàn trong quá trình vận hành.
Offset là khoảng cách từ mặt phẳng tâm la-zăng đến mặt phẳng tiếp xúc của la-zăng và moay-ơ. Đơn vị của offset là mm và có thể là số dương, số âm hoặc bằng 0. Offset ảnh hưởng đến vị trí của la-zăng so với moay-ơ, ảnh hưởng đến sự cân bằng của hệ thống treo và độ an toàn khi vận hành. Ví dụ, một la-zăng có offset là 35 mm nghĩa là mặt phẳng tâm la-zăng nằm sâu hơn so với mặt phẳng tiếp xúc 35 mm.
Chiều rộng la-zăng được đo bằng đơn vị inch và thể hiện chiều rộng của vành la-zăng. Ví dụ, một la-zăng có chiều rộng 7 inch nghĩa là chiều rộng của vành la-zăng là 7 inch. Chiều rộng la-zăng cần phải tương thích với kích thước của lốp xe để đảm bảo lốp được gắn vừa vặn và an toàn.
Các thông số trên la zăng
Trên thị trường hiện nay, có 3 loại la zăng phổ biến được sử dụng cho ôtô và xe máy.
La zăng thép là loại la-zăng được làm từ thép, có độ bền cao và khả năng chịu lực tốt. Loại la-zăng này thường được sử dụng cho các dòng xe phổ thông, xe hơi, xe tải, xe SUV. La-zăng thép có ưu điểm là giá thành rẻ hơn so với các loại la-zăng khác, khả năng chịu va đập tốt, ít bị biến dạng khi chịu lực lớn. Tuy nhiên, la zăng thép có nhược điểm là trọng lượng nặng hơn so với la zăng hợp kim nhôm, dẫn đến khả năng tiết kiệm nhiên liệu không cao, khả năng tản nhiệt kém hơn, không mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cao.
La-zăng hợp kim nhôm được làm từ hợp kim nhôm, có trọng lượng nhẹ hơn la-zăng thép, giúp xe tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Loại la-zăng này thường được sử dụng cho các dòng xe cao cấp hoặc xe thể thao, mang lại vẻ đẹp sang trọng cho xe. La-zăng hợp kim nhôm có ưu điểm là trọng lượng nhẹ, giúp xe vận hành linh hoạt hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn. Bên cạnh đó, la-zăng hợp kim nhôm có khả năng tản nhiệt tốt, tăng hiệu suất phanh và giúp làm mát phanh nhanh hơn. Thêm vào đó, la-zăng hợp kim nhôm có kiểu dáng đa dạng, màu sắc phong phú, giúp tăng vẻ đẹp thẩm mỹ cho xe. Tuy nhiên, nhược điểm của la-zăng hợp kim nhôm là giá thành cao hơn so với la-zăng thép, dễ bị trầy xước và biến dạng khi va chạm mạnh. Khi bị móp méo, việc sửa chữa và phục hồi la-zăng hợp kim nhôm cũng phức tạp hơn.
La-zăng sắt là loại la-zăng được làm từ sắt, có độ bền cao và giá thành rẻ. La-zăng sắt có ưu điểm là giá thành rẻ nhất trong các loại la-zăng, khả năng chịu lực tốt. Tuy nhiên, la-zăng sắt có nhược điểm là trọng lượng nặng, dẫn đến khả năng tiết kiệm nhiên liệu không tốt, khả năng tản nhiệt kém, bị oxi hóa. Do đó la zăng sắt không còn được sử dụng phổ biến hiện nay.
La zăng sắt
Không có quy định trực tiếp về việc độ mâm xe, tuy nhiên có các quy định liên quan đến độ xe tải và thay đổi kích thước lốp xe. Cụ thể, Theo quy định tại Điều 16, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe, bao gồm cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc mà lắp bánh lốp không đúng kích cỡ hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Về độ xe tải, quý khách hàng và bạn đọc có thể xem tại: Độ xe tải là gì? Các hình thức độ xe và quy định về độ xe tải
Trên đây là các thông tin về la zăng (mâm xe), hy vọng sẽ hữu ích cho bạn đọc. Nếu có câu hỏi, liên hệ U-TRUCK qua Hotline 081 680 8899 để được giải đáp.
TIN LIÊN QUAN