Quy định tốc độ xe tải trong khu đông dân cư mới nhất 2024

09/10/2024
Nguồn: U-TRUCK.VN

(4.67/5)

4.67/5 trong 3 Đánh giá

Khu vực đông dân cư thường có mật độ người và phương tiện tham gia giao thông cao. Việc xe tải lưu thông với tốc độ cao trong những khu vực này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người dân. Vậy quy định tốc độ xe tải trong khu đông dân cư bao nhiêu là tối đa?

Quy định tốc độ xe tải trong khu đông dân cư

Xe tải, bao gồm cả xe rơ mooc và sơ mi rơ mooc có tốc độ tối đa cho phép trong khu vực đông dân cư được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ - QCVN 41:2019/BGTVT. Cụ thể:

  • Tốc độ tối đa cho phép là 60km/h đối với khu vực đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên.
  • Tốc độ tối đa cho phép là 50km/h đối với khu vực đường hai chiều không có dải phân cách, đường một chiều có một làn xe cơ giới.

Tốc độ tối đa trong khu đông dân cư

Tốc độ tối đa trong khu đông dân cư

Chạy quá tốc độ cho phép phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CPĐiều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, xe tải chạy quá tốc độ cho phép trong khu đông dân cư bị xử phạt tùy theo mức độ vi phạm. Cụ thể như sau:

Mức vi phạm

Mức xử phạt

Hình phạt bổ sung

Chạy quá tốc độ từ 5 - dưới 10 km/h

800.000 đồng đến 1.000.000 đồng

 

Chạy quá tốc độ từ 10 - 20 km/h

4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng

Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng

Chạy quá tốc độ từ 20 - 35 km/h

6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng

Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng

Chạy quá tốc độ trên 35 km/h

10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng

Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng

 

Như vậy việc chạy quá tốc độ cho phép sẽ bị xử phạt từ 800.000 đồng đến 12.000.000 đồng tùy mức độ vi phạm.

Vậy thế nào là khu đông dân cư?

Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT, khu đông dân cư được xác định là khu vực có sự tập trung nhiều người dân sinh sống, có các công trình nhà ở, kinh doanh, trường học, bệnh viện và các hoạt động thương mại khác. Khu vực này thường có biển báo giao thông để thông báo cho người tham gia giao thông về sự chuyển đổi vào hoặc ra khỏi khu đông dân cư.

Để nhận biết khu vực động dân cư, có thể dựa vào biển báo R.420, R.421. 

  • Biển báo R.420: Biển báo chỉ dẫn khu vực đông dân cư, có nền trắng, viền đen, hình ảnh các công trình nhà ở. Biển này đánh dấu bắt đầu khu đông dân cư, yêu cầu người lái xe tuân thủ giới hạn tốc độ và các quy tắc an toàn trong khu vực này.
  • Biển báo R.421: Biển báo hết khu đông dân cư, có nền trắng và viền đen, với một gạch chéo đỏ cắt ngang biểu tượng các ngôi nhà. Khi thấy biển này, các quy định về tốc độ trong khu vực đông dân cư không còn áp dụng nữa.

Biển báo R.420 R.421

Biển báo R.420 R.421

Các lưu ý quan trọng khi lái xe tải trong khu dân cư

Lái xe tải trong khu vực đông dân cư đòi hỏi người lái xe phải có kỹ năng và sự tập trung cao độ.

Thực hiện đúng tốc độ cho phép

Mỗi khu vực sẽ có các quy định về tốc độ cho phép riêng biệt, tùy thuộc vào đặc điểm giao thông khu vực đó. Người lái xe cần phải nắm rõ tốc độ cho phép và thực hiện đúng quy định.

Việc lái xe với tốc độ phù hợp sẽ giúp tài xế kiểm soát được phương tiện, xử lý kịp thời các tình huống bất ngờ trên đường, từ đó hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra tai nạn. Đồng thời, đây cũng là một cách thể hiện ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người lái xe, góp phần xây dựng một môi trường giao thông an toàn, văn minh.

Luôn quan sát

Khi lái xe trong khu vực đông dân cư, người lái xe cần phải luôn quan sát và cảnh giác để phát hiện và xử lý kịp thời các tình huống bất ngờ. Đặc biệt cần chú ý đến sự xuất hiện của người đi bộ, xe đạp, xe máy, trẻ em...

Việc quan sát thường xuyên sẽ giúp tài xế nắm bắt được tình hình giao thông xung quanh, từ đó điều chỉnh tốc độ và hành vi lái xe cho phù hợp. Ngoài ra, tài xế cũng nên có những phương án xử lý linh hoạt, sẵn sàng phanh gấp hoặc đánh lái khi cần thiết để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông khác.

Giữ khoảng cách an toàn

Việc giữ khoảng cách an toàn sẽ giúp tài xế có đủ thời gian phản ứng và xử lý tình huống khi cần thiết, tránh việc phanh gấp đột ngột gây ra tai nạn.

Giữ khoảng cách an toàn cũng là cách thể hiện sự tôn trọng đối với các phương tiện khác, đồng thời giúp cho giao thông lưu thông thông suốt, giảm thiểu nguy cơ xảy ra va chạm. Đặc biệt trong khu đông dân cư, việc giữ khoảng cách càng quan trọng hơn vì mật độ xe cộ và người đi bộ thường rất cao, dễ dẫn đến các tình huống bất ngờ.

Kiểm soát tốc độ khi vào cua và đường vòng

Khi vào cua hoặc đường vòng, người lái xe cần phải giảm tốc độ để đảm bảo an toàn. Với tải trọng lớn, xe tải có quán tính cao và các điểm mù xe tải. Vì vậy, việc kiểm soát tốc độ là điều rất cần thiết để đảm bảo sự an toàn.

Các điểm mù xe tải

Các điểm mù xe tải

Sử dụng đèn chiếu sáng đúng cách

Đèn chiếu sáng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn khi lái xe vào ban đêm hoặc trong điều kiện thời tiết xấu. Người lái xe cần phải sử dụng đèn chiếu sáng đúng cách để cảnh báo cho các phương tiện khác biết về sự hiện diện của mình.

Kết luận

Việc tuân thủ tốc độ xe tải trong khu đông dân cư không chỉ đảm bảo an toàn cho người lái xe, người đi đường mà còn thể hiện ý thức trách nhiệm với cộng đồng, góp phần xây dựng một môi trường giao thông văn minh, an toàn. Chúc các bác tài bình an trên mọi nẻo đường!

Tags:

(4.67/5)

Đánh giá bài viết!

TIN LIÊN QUAN

FacebookZaloYoutubeTiktok