Xe tải đóng vai trò quan trọng trong hoạt động vận chuyển hàng hóa và logistics. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại xe tải khác nhau với cấu tạo và chức năng riêng biệt. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về xe tải, từ cấu tạo, phân loại, khả năng chở tải… và cả giá bán.
Xe tải tiếng anh là truck hoặc lorry, là loại phương tiện giao thông được thiết kế chuyên để vận chuyển hàng hóa. Hiện nay có nhiều loại xe tải khác nhau như xe tải thùng, xe tải ben, xe đầu kéo, xe tải chuyên dùng. Nhưng nhìn chung các loại xe tải đều có cấu tạo chung gồm 2 phần: phần cabin và phần.
Cabin của xe tải chính là nơi người lái và phụ xe ngồi khi vận hành xe. Cabin xe bao gồm toàn bộ không gian điều khiển và nghỉ ngơi của tài xế. Rất nhiều loại xe tải hiện nay đã được trang bị giường nằm, bàn ăn, tủ lạnh… đáp ứng tối đa nhu cầu của tài xế chạy đường dài.
Có nhiều thiết kế cabin với nhiều kiểu dáng và tích hợp tính năng khác nhau tùy thuộc vào từng hãng và dòng xe. Chẳng hạn cabin A5 của thương hiệu xe tải JAC có thiết kế hiện đại, cabin NX của thương hiệu xe tải HOWO mạnh mẽ; cabin mui lướt gió thì có chức năng cản gió; cabin đầu cao có không gian cabin rộng rãi, được bố trí giường nằm…
Cabin A5 với thiết kế hiện đại
Chassis là bộ khung của xe tải chịu trách nhiệm chịu lực và trọng tải khi xe hoạt động. Đây cũng là nền tảng để lắp ráp các bộ phận khác nhau của xe tải như động cơ, hệ thống treo, hệ thống thùng hàng...
Thường thì chassis của xe tải được làm từ thép cacbon có độ bền cao, có khả năng chịu lực và va đập tốt. Chassis được thiết kế với nhiều kích thước dài rộng khác nhau để phù hợp với các loại xe tải khác nhau.
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và yêu cầu, các loại chassis cũng có thiết kế khác nhau và được sản xuất theo yêu cầu riêng của từng dòng xe.
Ngoài ra xe tải cũng bao gồm các bộ phận khác như hệ thống động cơ, hệ thống treo, hệ thống lái, hệ thống cầu…
Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại xe tải phổ biến với các đặc điểm và tính năng khác nhau, phù hợp cho từng mục đích sử dụng và tải trọng hàng hóa. Có nhiều cách phân loại khác nhau như theo tải trọng, theo mục đích sử dụng.
Theo tải trọng, xe tải được phân thành xe tải nhẹ và xe tải nặng.
Xe tải nhẹ thường có tải trọng từ 1 đến 5 tấn, phù hợp với việc vận chuyển hàng hóa trong thành phố và các khu vực đường nhỏ. Chúng thường được sử dụng để vận chuyển hàng hóa trong đô thị và các tuyến đường không quá dài.
Xe tải hạng nặng có tải trọng từ 6 tấn trở lên, được sử dụng để vận chuyển hàng hóa đường trường với tải trọng lớn như hàng hóa công nghiệp, nông sản, vật liệu xây dựng…
Dòng xe tải nặng là lựa chọn của nhiều khách hàng
Theo dòng xe, hay theo chức năng, xe tải bao gồm: xe tải ben, xe đầu kéo, xe tải thùng, xe chuyên dụng.
Xe ben là loại xe được thiết kế với thùng chứa ở phía sau cho phép chứa và vận chuyển vật liệu xây dựng như đất đá, cát, sỏi… từ mỏ đến công trường xây dựng. Xe ben thường có khả năng tự đổ hàng hóa nhờ hệ thống nâng hạ thủy lực thùng xe.
Xe ben chở vật liệu xây dựng
Xe tải thùng có khả năng vận chuyển hàng hóa đa dạng nhờ thiết kế thùng đa dạng:
Xe đầu kéo hay còn gọi là xe kéo container, xe kéo sơ mi rơ mooc, được sử dụng để kéo theo rơ mooc, sơ mi rơ mooc chở thùng container chuyên chở hàng hóa nặng đường trường.
Xe đầu kéo với tải trọng cực lớn
Xe chuyên dụng bao gồm nhiều loại xe như xe trộn bê tông, xe xitec chở xăng, chở nước, chở thức ăn chăn nuôi, xe chở máy chuyên dùng, xe tải 2 tầng chở gia súc… được thiết kế để phục vụ các mục đích chuyên biệt.
Xe tải lớn nhất hiện nay là BelAZ 75710, được sản xuất bởi công ty BelAZ của Belarus. Chiếc xe này có tải trọng tối đa lên đến 450 tấn. BelAZ 75710 thuộc dòng xe ben và được sử dụng trong các công trường lớn. Tại Việt Nam chưa có chiếc xe tải nào đạt được đến mức tại trọng này.
Thông thường các dòng xe tải nhẹ tại Việt Nam chở được dưới 5 tấn, các dòng xe tải nặng có tải trọng từ 6 đến 20, 30 tấn. Cụ thể khối lượng chuyên chở phụ thuộc vào thiết kế của từng xe.
Bạn đọc có thể tham khảo khối lượng chuyên chở của một số sản phẩm xe tải phổ biến hiện nay trong bảng dưới đây.
Loại xe | Sản phẩm | Tải trọng | KL toàn bộ | Công suất HP | Loại thùng |
Xe ben | 15T5 | 30T | 400 | Đúc | |
Xe ben | 13T6 | 30T | 380 | Vuông | |
Xe ben | 16T | 30T | 350 | Đúc | |
Xe đầu kéo | 15T | 24T | 420 | ||
Xe đầu kéo | 15T3 | 24T | 460 | ||
Xe đầu kéo | 15T | 24T | 440 | ||
Xe đầu kéo | 14T3 | 24T | 380 | ||
Xe trộn bê tông | 10T9 | 350 | Xi téc | ||
Xe trộn bê tông | 9T7 | 350 | Xi téc | ||
Xe tải nặng | 9T | 16T | 200 | Mui bạt | |
Xe tải nặng | 8T5 | 16T | 200 | Mui bạt | |
Xe tải nặng | 13T | 24T | 290 | Kín | |
Xe tải nặng | 21T2 | 34T | 350 | Mui bạt | |
Xe tải nặng | 22T1 | 34T | 350 | Mui bạt | |
Xe tải nhẹ | 1T9 | 120 | Mui bạt | ||
Xe tải nhẹ | 1T9 | 120 | Kín | ||
Xe tải nhẹ | 3T6 | # | Kín | ||
Xe tải nhẹ | 3T5 | 120 | Mui bạt | ||
Xe tải nhẹ | 3t5 | # | Mui bạt | ||
Xe tải nhẹ | 6T5 | # | Mui bạt | ||
Xe tải nhẹ | 5T | # | Mui bạt | ||
Xe chuyên dùng | 17T | 30T | 350 | Xi téc | |
Xe chuyên dùng | 19T | 34T | 350 | ||
Xe chuyên dùng | 16T | 30T | 350 | Xi téc | |
Xe chuyên dùng | 18T8 | 30T | 350 | Xi téc |
Thị trường xe tải hiện nay đang phát triển mạnh mẽ với sự cạnh tranh gay gắt giữa các hãng sản xuất xe. Các dòng xe tải mới với công nghệ tiên tiến, hiệu suất vận hành cao và tiết kiệm nhiên liệu đang được giới thiệu và sản xuất liên tục.
Mỗi hãng sản xuất xe tải đều cố gắng nâng cao chất lượng và tính năng của sản phẩm để thu hút người tiêu dùng. Điều này mang lại nhiều lựa chọn cho người dùng khi chọn mua xe tải, đồng thời tạo ra sự đa dạng và cạnh tranh tích cực trên thị trường.
Các thương hiệu xe tải được sử dụng phổ biến hiện nay tại Việt Nam bao gồm: HOWO, JAC, Chenglong, Isuzu, Hino.
Xe tải đóng vai trò quan trọng trong hoạt động vận chuyển hàng hóa và logistics. Việc hiểu rõ về cấu tạo, chức năng và đặc điểm của từng loại xe sẽ giúp người dùng lựa chọn sản phẩm phù hợp. Hi vọng các thông tin từ bài viết sẽ hữu ích cho bạn đọc.
TIN LIÊN QUAN