Xi lanh trợ lực lái dí 2 được lắp đặt tại các dòng xe tải ben, tải thùng 8x4 hoặc 6x2 có 2 dí trước trên các xe của HOWO. Xi lanh trợ lực lái dí 2 có nhiệm vụ điều chỉnh lái của dí 2 trên xe ăn khớp với hệ thống lái của xe khi ta đánh lái chuyển hướng hoạt động của xe.
Xi lanh trợ lực lái cơ bản có các bộ phận chính sau:
Pít tông hay Piston là chi tiết vô cùng quan trọng trong hệ thống xi lanh thủy lực. Nhiệm vụ chính của piston là thực hiện phân tách các vùng áp lực bên trong ông xi lanh. Thông thường các nhà sản xuất sẽ tiến hành gia công piston sao cho phù hợp với các phớt, seal, kim loại đàn hồi.
Các piston của xi lanh được đều được gắn với thanh piston thông qua bulông hoặc phanh hãm. Đặc biệt các bạn cần lưu ý rằng: Sự chênh lệch về áp suất ở hai bên thân của piston sẽ khiến cho ống xi lanh giãn ra và rút lại.
Ty xi lanh hay còn gọi là thanh piston thường có cấu tạo bằng thép hoặc thép mạ crom, nhằm đảm bảo có độ cứng cao, cùng khả năng chống ăn mòn tốt nhất.
Nhiệm vụ của thanh piston là kết nối thiết bị truyền động với thành phần của bàn tay lái để thực hiện công việc theo yêu cầu. Các thanh piston đều được gia công đánh bóng nhẵn mịn kèm các seal nhằm ngăn chặn sự rò rỉ.
Trên đầu của ty xi lanh có đầu ren để bắt rotuyn lái kết nối xi lanh với bàn tay ếch lái.
Để chắn dầu thủy lực trong xi lanh chảy ra ngoài trong xi lanh trợ lực có lắp ráp phớt chắn dầu và cao su chắn bụi. Ngoài ra trên piston còn có các phớt áp lực được chế tạo bằng vật liệu phíp có nhiệm vụ giữ áp suất dầu trong xi lanh ổn định.
Cấu tạo của xi lanh trợ lực lái
Khi đánh lái bơm lái bơm dầu trợ lực đến bót lái, sau đó dầu cao áp được cấp từ bót lái được chuyển xuống theo 2 chiều trái và phải (tùy chế độ đánh lái) mà tác động lên pít tông dưới áp lực cao sẽ đẩy piston xi lanh trợ lái làm hỗ trợ chiều quay của bánh lái rí 2 nhằm giảm lực tác động lên vô lăng cho người vận hành lái.
Khi xi lanh trợ lực lái bị chảy dầu ra ngoài ta cần tháo xi lanh trợ lực ra tiến hành thay thể phớt. Đề thay phớt ta cần thực hiện các bước sau:
+ Bước 1: Kiểm tra
+ Bước 2: Tháo xi lanh trợ lực
+ Bước 3: Vệ sinh, kiểm tu.
+ Bước 4: Lắp ráp
+ Bước 5: Nổ máy kiểm tra
Trên đây là thông tin về chức năng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách tháo lắp thay thế xi lanh trợ lực lái. Hy vọng sẽ hữu ích với quý khách hàng. Nếu có thắc mắc cần được giải đáp vui lòng liên hệ Hotline 081 680 8899 của U-TRUCK.
TIN LIÊN QUAN